Bất ngờ với thời hiệu "gói miễn thuế đối ứng" mới của chính quyền Tổng thống Trump

Theo CNBC News, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định miễn trừ thuế quan đối ứng cho các mặt hàng như điện thoại thông minh, máy tính và một số thiết bị điện tử khác – phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN

Theo hãng tin Reuters, trong một thông báo gửi đến các đơn vị vận chuyển, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã công bố danh sách mã thuế được miễn trừ. Quyết định này có hiệu lực hồi tố kể từ 0 giờ 01 phút ngày 5/4 theo múi giờ miền Đông nước Mỹ (tức là 04 giờ 01 phút GMT).

CBP liệt kê 20 danh mục sản phẩm được miễn thuế, trong đó có mã 8471 áp dụng chung cho tất cả các loại máy tính, máy tính xách tay (laptop), ổ đĩa và thiết bị xử lý dữ liệu tự động. Ngoài ra danh mục miễn thuế còn có các thiết bị bán dẫn, linh kiện, chip nhớ và màn hình phẳng.

Mặc dù CBP không nêu rõ lý do cho quyết định này, song động thái thông báo bất ngờ trên đã mang lại “sự nhẹ nhõm” cho các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Dell Technologies cùng nhiều nhà nhập khẩu khác.

Theo CNBC News, việc miễn trừ thuế quan đối ứng được nhận định là một chiến thắng cho các công ty công nghệ như Apple, nơi sản xuất hơn 80% sản phẩm của mình tại Trung Quốc. Theo Evercore ISI, quốc gia này sản xuất 80% iPad và hơn một nửa máy tính Mac.

Động thái trên của chính quyền Tổng thống ông Trump cũng loại bỏ các thiết bị điện tử nói trên khỏi mức thuế cơ bản 10% mà ông từng áp lên hàng hóa từ hầu hết các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Điều này giúp giảm chi phí nhập khẩu các mặt hàng như chip bán dẫn từ Đài Loan và iPhone được sản xuất tại Ấn Độ.

“Đây là viễn cảnh trong mơ đối với các nhà đầu tư công nghệ. Điện thoại thông minh, chip được miễn trừ là viễn cảnh thay đổi cuộc chơi khi nói đến thuế quan của Trung Quốc”, ông Dan Ives, Giám đốc nghiên cứu công nghệ toàn cầu tại Wedbush Securities đã nói với CNBC ngay sau khi có thông báo mới trên từ chính quyền Mỹ.

 

Ông nói thêm rằng thuế quan đã là ”đám mây đen bao trùm ngành công nghệ kể từ ‘ngày giải phóng’ (ngày 2/4 theo tuyên bố của ông Trump), bởi vì không có lĩnh vực nào bị tổn thương nhiều hơn công nghệ lớn”.

Ông Ives cho biết: “Tôi nghĩ rằng cuối cùng các CEO công nghệ lớn đã lên tiếng, và Nhà Trắng phải hiểu và lắng nghe tình hình rằng đây sẽ là ngày tận thế đối với các công ty công nghệ lớn nếu được thực hiện”.

Bên cạnh đó, ông Ives cũng nhận định: “Vẫn còn nhiều bất ổn và biến động xoay quanh đàm phán thương mại với Trung Quốc... Các công ty công nghệ lớn như Apple, Nvidia, Microsoft và cả ngành công nghệ nói chung có thể thở phào nhẹ nhõm”.

Nhiều Giám đốc điều hành (CEO) công nghệ đã từng thể hiện sự ủng hộ ông Trump khi ông bước vào Nhà Trắng trong nhiệm kỳ hai. Các tỷ phú công nghệ này đã tham dự lễ nhậm chức của ông ngày 20/1 tại Washington và cùng ông ăn mừng sau đó. Trong đó, CEO Tim Cook của Apple đã tổ chức một buổi dạ tiệc trước lễ nhậm chức và từng tới thăm ông Trump tại nhà riêng ở Florida.

Tuy nhiên đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, việc miễn trừ chỉ áp dụng cho các mức thuế "đáp trả" mà ông Trump áp đặt – mức thuế này đã tăng lên 125% trong tuần qua, theo một quan chức Nhà Trắng. Tuy nhiên, mức thuế 20% ông Trump tuyên bố áp lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc – mà ông cho là liên quan đến với cuộc khủng hoảng fentanyl – vẫn giữ nguyên.

Vị quan chức trên cũng tiết lộ rằng ông Trump sắp phát động một cuộc điều tra thương mại mới liên quan đến an ninh quốc gia đối với ngành bán dẫn – một điều có thể dẫn đến các mức thuế mới.

Ngày 12/4, người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, cho biết ông Trump đã khẳng định Mỹ không thể phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất các công nghệ trọng yếu như chất bán dẫn, chip, điện thoại và máy tính xách tay.

 

Bà nói rằng, theo chỉ đạo của Tổng thống Trump, các tập đoàn công nghệ lớn bao gồm Apple, nhà sản xuất chíp Nvidia và nhà sản xuất bán dẫn Taiwan Semiconductor đang đang nỗ lực đưa các hoạt động sản xuất trở lại Mỹ “càng sớm càng tốt”.

Thuế quan cao với Trung Quốc là đòn đau với Mỹ

Việc miễn trừ lần này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump ngày càng nhận thức rõ hơn về những hệ lụy mà thuế quan có thể gây ra cho người tiêu dùng Mỹ vốn đã mệt mỏi vì lạm phát.

Ngay cả chỉ với mức thuế 54% đối với hàng nhập từ Trung Quốc, các nhà phân tích đã nhận định mức giá của một chiếc iPhone cao cấp có thể tăng từ 1.599 USD lên 2.300 USD. Với mức thuế 125%, nhiều chuyên gia cho rằng thương mại Mỹ - Trung có thể gần như ngưng trệ.

Điện thoại thông minh là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc vào Mỹ năm 2024, đạt giá trị 41,7 tỷ USD, theo dữ liệu từ cơ quan thống kê của Mỹ. Máy tính xách tay sản xuất tại Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai với giá trị nhập khẩu đạt 33,1 tỷ USD.

Theo Reuters, gần đây Apple đã thuê các chuyến bay hàng hóa để vận chuyển 600 tấn iPhone – tương đương 1,5 triệu chiếc – từ Ấn Độ sang Mỹ nhằm né tránh thuế quan của ông Trump.

Tuy nhiên, trong nhiều thông báo trước đó, ông Trump đã cam kết duy trì thuế quan như một phần cốt lõi trong chương trình nghị sự kinh tế, đồng thời bác bỏ những biến động tài chính hay việc giá cả leo thang do thuế quan gây ra. Ông coi đó là sự “xáo trộn cần thiết” để tái thiết trật tự thương mại toàn cầu theo cách ông định hình.

Tuy vậy, chính sách thuế quan đối ứng của ông Trump đã làm dấy lên lo ngại suy thoái kinh tế tại Mỹ và vấp phải chỉ trích từ một số thành viên đảng Cộng hòa, những người lo ngại việc mất quyền kiểm soát Quốc hội vào tay đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm tới.

 

Tuần trước, ông Trump đã hoãn tăng thuế với 57 đối tác thương mại và Liên minh châu Âu (EU) nhưng vẫn giữ nguyên mức thuế 10% cho hầu hết quốc gia trong lúc chờ đàm phán các hiệp định mới với Washington.

Trong trao đổi với phóng viên vào ngày 11/4 khi đang nghỉ cuối tuần tại tư dinh ở Florida, Tổng thống Trump nói rằng ông hài lòng với mức thuế cao đối với Trung Quốc, nhưng vẫn duy trì mối quan hệ tốt với Chủ tịch Tập Cận Bình và tin rằng điều tích cực sẽ đến từ cuộc xung đột thương mại giữa hai nước.

Xem nhiều nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin

Tin quốc tế 1 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin - Ảnh: TTXVNThủ tướng Mikhail Mishustin chào mừng Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm Nga, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm, nhất là trong bối cảnh hai nước kỷ niệm các sự kiện lịch sử trọng đại tại mỗi nước và trong quan hệ song phương. Thủ tướng Nga khẳng định, Nga luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhấn mạnh chuyến thăm lần này sẽ góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Liên bang Nga và Việt Nam. Thủ tướng Nga nhắc lại những ấn tượng sâu sắc trong chuyến thăm Việt Nam tháng 1 vừa qua và gửi lời thăm hỏi đến Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng - Ảnh: TTXVNNhắc lại kết quả tốt đẹp của chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Mikhail Mishustin vào tháng 1/2025, cũng như chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Vladimir Putin tháng 6/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương. Tổng Bí thư cảm ơn tình cảm nồng hậu và sự đón tiếp trọng thị mà Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga đã dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và bày tỏ vui mừng được trở lại nước Nga – đất nước gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam không chỉ bằng mối quan hệ chính trị – ngoại giao, mà còn bởi chiều sâu văn hóa, lịch sử và tình cảm nhân dân.Nhân dịp này, Tổng Bí thư chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Thủ tướng Mikhail Mishustin và các nhà lãnh đạo cấp cao Liên bang Nga.Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định chuyến thăm lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thể hiện sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, cũng như quyết tâm chính trị cao của cả hai bên trong việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương - Ảnh: TTXVNTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sâu sắc sự ủng hộ quý báu của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh chóng, Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ. Tổng Bí thư đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với các phương hướng lớn, đó là tiếp tục củng cố tin cậy chính trị thông qua tăng cường trao đổi đoàn các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ và các tổ công tác thành viên; làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng - an ninh; đẩy mạnh hợp tác năng lượng - dầu khí, năng lượng hạt nhân, mở rộng sang lĩnh vực năng lượng mới, nhất là năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió; hợp tác, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư;Đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực hai bên có truyền thống và thế mạnh, như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; tăng cường kết nối địa phương, giao thông vận tải, du lịch... ; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động ổn định tại Nga.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất - Ảnh: TTXVNHai nhà lãnh đạo đã trao đổi ý kiến sâu rộng về các biện pháp nhằm củng cố tin cậy chính trị và mở rộng hợp tác song phương nhất là trong các lĩnh vực có thế mạnh và tiềm năng, như năng lượng, thương mại – đầu tư, công nghiệp quốc phòng, giao thông vận tải, công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch, hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước; tháo gỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư; thúc đẩy các dự án chung trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, logistics và chuyển đổi số.Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Chính phủ Nga sẽ phối hợp với Chính phủ Việt Nam triển khai các quyết định được thông qua ở cấp cao nhất.